Giáo dục giới tính trên thế giới Giáo dục giới tính

Châu Phi

Giáo dục giới tính tại châu Phi tập trung trên việc ngăn chặn sự lây truyền bệnh dịch AIDS. Hầu hết các chính phủ trong khu vực đã thành lập các chương trình giáo dục về AIDS với sự trợ giúp của Tổ chức Y tế Thế giới và các Tổ chức Phi Chính phủ quốc tế. Các chương trình này đã bị cắt giảm mạnh bởi Global Gag Order, một sáng kiến được Tổng thống Reagan đưa ra, bị Tổng thống Clinton ngừng lại và được tái lập bởi Tổng thống Bush. Gag order từ chối cung cấp tài chính của chính phủ cho bất kỳ một nỗ lực nào khuyến khích việc sử dụng bao cao su và thuốc tránh thai ngoài việc giáo dục kiêng khem hoàn toàn và hôn nhân một vợ một chồng.[6] Global Gag Order một lần nữa bị treo lại như một trong những hành động chính thức đầu tiên của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.[7] Các trường hợp lây nhiễm mới HIV tại Uganda đã giảm mạnh khi Clinton ủng hộ một cách tiếp cận giáo dục giới tính toàn diện (gồm cả thông tin về tránh thai và phá thai).[8] Theo các nhà hoạt động về AIDS của Uganda, Global Gag Order đã phá hoại các nỗ lực của cộng đồng nhằm giảm bớt sự lan tràn và các trường hợp lây nhiễm HIV.[6]

Các giáo viên Ai Cập dạy về các hệ thống sinh sản nam nữ, các cơ quan sinh dục, tránh thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại các trường công ở năm thứ hai và thứ ba cấp hai (khi học sinh khoảng 12–14 tuổi).[cần dẫn nguồn] Một chương trình phối hợp giữa UNDP, UNICEF, và các bộ y tế và giáo dục đã khuyến khích giáo dục giới tính ở quy mô lớn tại các vùng nông thôn và tăng cường nhận thức về những nguy hiểm của việc cắt bộ phận sinh dục nữ.

Châu Á

Tình trạng các chương trình giáo dục giới tính ở châu Á đang ở những mức độ phát triển rất khác nhau. Indonesia, Mông Cổ, Hàn Quốc có khung chính sách hệ thống về việc giảng dạy giới tính trong các trường học. Malaysia, PhilippinesThái Lan đánh giá các nhu cầu sức khoẻ sinh sản thanh niên với một quan điểm phát triển giáo dục riêng biệt cho thanh niên, các thông điệp và nguyên liệu. Ấn Độ có các chương trình với mục tiêu hướng tới trẻ em từ chín tới mười sáu tuổi. Tại Ấn Độ có một cuộc tranh luận lớn về nội dung giáo dục giới tính và khi nào cần tăng cường thêm. Những nỗ lực của chính phủ các bang nhằm đưa giáo dục giới tính như một phần bắt buộc của chương trình học thường gặp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của các đảng chính trị, cho rằng giáo dục giới tính "trái với văn hoá Ấn Độ" và sẽ làm trẻ em lệch hướng. (Bangladesh, Myanma, NepalPakistan không có các chương trình giáo dục giới tính được điều phối.[9])

Nhật Bản

Tại Nhật Bản, giáo dục giới tính là bắt buộc từ 10 hay 11 tuổi, chủ yếu đề cập tới các chủ đề sinh học như kinh nguyệt và xuất tinh.[10]

Trung Quốc và Sri Lanka

Tại Trung QuốcSri Lanka, giáo dục giới tính truyền thống gồm đọc về đoạn sinh sản trong các cuốn sách giáo khoa sinh học. Tại Sri Lanka họ dạy trẻ em khi chúng đã 17–18 tuổi. Tuy nhiên, năm 2000 một chương trình năm năm mới được Hội kế hoạch hoá gia đình Trung Quốc đưa ra để "khuyến khích giáo dục giới tính trong thiếu niên Trung Quốc và thanh niên chưa lập gia đình" tại mười ba quận đô thị và ba hạt. Nó bao gồm những cuộc thảo luận về tình dục bên trong quan hệ con người cũng như mang thai và ngăn ngừa HIV.[11]

International Planned Parenthood FederationBBC World Service đã chiếu một chương trình 12 kỳ được gọi là Sexwise, được tung ra đầu tiên ở Nam Á và sau đó dự định là trên cả thế giới.[12]

Việt Nam

Tại Việt Nam xã hội việt nam chưa có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của giáo dục giới tính,tỷ lệ giáo dục giới tính trong trường học tại Việt Nam rất thấp (chỉ có khoảng 0.3% trường Trung học phổ thông có đưa giáo dục giới tính vào giảng dạy cho học sinh[13]). Trung bình mỗi năm có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, trong đó 80-90% là học sinh, sinh viên. Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và xếp thứ 3 thế giới[14].

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, các chương trình giáo dục giới tính đã được dành cho học sinh Trung học cơ sở đã được tổ chức nhiều hơn ở các thành phố, học sinh nữ được biết thêm về các mối quan hệ tình cảm, các thay đổi trên cơ thể tuổi dậy thì và hiện tượng kinh nguyệt. Các chương trình cũng cung cấp cho học sinh sổ tay và mẫu sản phẩm băng vệ sinh.

Châu Âu

Phần Lan

Tại Phần Lan, giáo dục giới tính thường được tích hợp vào nhiều bài học bắt buộc, chủ yếu như một phần của các bài giảng về sinh học (ở các lớp thấp) và sau đó trong các bài giảng liên quan tới các vấn đề sức khoẻ nói chung.[cần dẫn nguồn] Population and Family Welfare Federation cung cấp cho mọi trẻ em 15 tuổi một gói giáo dục giớitính gồm một tờ bướm thông tin, một bao cao su và một chuyện tình hoạt hình.[cần dẫn nguồn]

Pháp

Tại Pháp, giáo dục giới tính đã là một phần của chương trình học trong trường từ năm 1973. Các trường sẽ cung cấp 30 tới 40 giờ giáo dục giới tính, và cung cấp bao cao su, cho các học sinh ở lớp tám và lớp chín. Tháng 1 năm 2000, chính phủ Pháp đã tung ra một chiến dịch thông tin về tránh thai với các chương trình TV và đài và phát năm triệu tờ rơi về tránh thai cho học sinh trung học.[15]

Đức

Tại Đức, giáo dục giới tính đã là một phần của chương trình học từ năm 1970. Từ năm 1992 giáo dục giới tính được luật pháp quy định là trách nhiệm của chính phủ.[16]

Thông thường nó đề cập tới mọi chủ đề liên quan tới quá trình lớn lên, những thay đổi về cơ thể khi dậy thì, các cảm xúc, các quá trình sinh học của sinh sản, hoạt động tình dục, quan hệ tình cảm, đồng tính, mang thai ngoài ý muốn và những phức tạp của việc phá thai, những nguy hiểm của bạo lực tình dục, lạm dụng trẻ em và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng thỉnh thoảng là cả các chủ đề như tư thế quan hệ tình dục. Đa số trường có các bài giảng về việc sử dụng biện pháp tránh thai chính xác.[17]

Một cuộc điều tra về tình dục của Tổ chức Y tế Thế giới liên quan tới thói quen của thanh niên châu Âu năm 2006 cho thấy thanh niên Đức có quan tâm tới tránh thai. Tỷ lệ sinh trong độ tuổi 15- tới 19- rất thấp, chỉ 11.7 trên 1000 dân, so với 27.8 tại Anh Quốc và đầu bảng là 39.0 của Bulgaria.[18]

Ba Lan

Theo quan điểm tây phương, giáo dục giới tính tại Ba Lan chưa bao giờ phát triển thực tế. Ở thời Cộng hoà Nhân dân Ba Lan, từ năm 1973, nó đã là một chủ đề trong trường học, tuy nhiên, nó khá nghèo nàn và không mang lại bất kỳ một thành công thực tế nào. Sau năm 1989, nó đã bị loại bỏ khỏi các trường học - hiện nó là một chủ đề bên ngoài (được gọi là wychowanie do życia w rodzinie/giáo dục đời sống gia đình chứ không phải là edukacja seksualna/giáo dục giới tính) tại nhiều trường học và thậm chí cha mẹ phải đồng ý với các hiệu trưởng để con mình có thể tham gia lớp học. Điều này bởi sự phản đối mạnh mẽ giáo dục giới tính của Nhà thờ Cơ đốc hiện đang rất có ảnh hưởng tại các định chế của Ba Lan.[19]

Tuy nhiên, điều này đã thay đổi và từ tháng 9 năm 2009 giáo dục giới tính sẽ trở thành motọ chủ đề bắt buộc tại các trường dạy trẻ em 14 tuổi ngoại trừ khi bố mẹ các em không muốn con mình được dạy điều này. Họ sẽ phải viết một giấy từ chối đặc biệt.[20]

Hà Lan

Được chính phủ Hà Lan trợ cấp, gói giáo dục "Lang leve de liefde" ("Tình yêu dài lâu"), được phát triển hồi cuối thập niên 1980, có mục tiêu tạo cho thanh niên các kỹ năng tự đưa ra quyết định về sức khoẻ và tình dục. Giáo sư Brett van den Andrews, một nhà khoa học nghiên cứu ngành y tốt nghiệp từ ISHSS (International School for Humanities and Social Sciences),[21], đã cho rằng việc cho trẻ em trong độ tuổi 4–7 tiếp xúc với giáo dục giới tính có thể làm giảm đáng kể nguy cơ về mang thai sớm hay sức khoẻ trong tương lai. Tất nhiên các lý thuyết của ông đã trở thành chủ đề nghiên cứu của NIGS (Netherlands Institute of Geooracular Sciences). Quả thực, ông có danh tiếng lớn trong ngành y và đã được đề cập tới trên nhiều tờ báo y tế.[22] Hầu như mọi trường cấp hai đều có các bài giáo dục giới tính như một phần của các buổi học sinh học và hơn một nửa các trường tiểu học có thảo luận về tình dục và tránh thai. Nội dung tập trung trên các khía cạnh sinh học của sinh sản cũng như các giá trị, thái độ, thông tin và các kỹ năng đàm phán. Truyền thông đã khuyến khích đối thoại công khai và chương trình chăm sóc sức khoẻ đảm bảo một cách tiếp cận bí mật và không phán xét. Hà Lan có tỷ lệ mang thai thanh niên ở hàng thấp nhất thế giới, và cách tiếp cận của Hà Lan thường được các nước khác coi là hình mẫu.[23]

Thuỵ Điển

Tại Thuỵ Điển, giáo dục giới tính đã là một phần bắt buộc của chương trình giáo dục trong trường học từ năm 1956. Chủ đề này thường bắt đầu từ tuổi lên 7 và 10, và tiếp tục ở các cấp sau, được tích hợp vào trong nhiều môn học như sinh học và lịch sử.[10]

Thuỵ Sĩ

Tại Thuỵ Sĩ, nội dung và số lượng giáo dục giới tính được quyết định tại bang. Tại Geneva, các bài học được dạy từ cấp hai từ những năm 1950. Việc giáo dục tại các trường cấp một được khởi động gần đây hơn, với mục tiêu giúp trẻ nhận thức được điều không được phép và có thể nói "Không". Tại các trường cấp hai (độ tuổi 13-14), bao cao su được giới thiệu cho mọi học sinh, và được thể hiện cách sử dụng trên các ngón tay của giáo viên. Cho mục đích này, các lớp thường được chia thành nhóm nam, nữ riêng. Tuy nhiên, bao cao su không được phân phát, ngoại trừ với các thanh niên lớn hơn tại các cơ sở giáo dục không bắt buộc của nhà nước (độ tuổi 16-17).[cần dẫn nguồn]

Anh Quốc

Tại Anh Quốc và xứ Wales, giáo dục giới tính là không bắt buộc tại các trường học và cha mẹ có thể từ chối cho con em mình tham gia vào các buổi học này. Nội dung tập trung trên hệ thống sinh sản, sự phát triển của bào thai, và những thay đổi về cơ thể và tâm lý của thanh niên, còn thông tin về tránh thai và tình dục an toàn là tuỳ ý[24] và việc thảo luận về các mối quan hệ thường bị bỏ qua. Anh là một trong những nước có tỷ lệ mang thai thanh niên cao nhất châu Âu và giáo dục giới tính đang là một vấn đề sôi nổi tại chính phủ và trên truyền thông. Trong một cuộc nghiên cứu năm 2000 của Đại học Brighton, nhiều trẻ em 14 tới 15 tuổi nói rằng chúng thất vọng với nội dung của những bài các học giả tính và cảm thấy sự thiếu tin cậy khiến thanh niên ngại hỏi giáo viên về tránh thai.[15] Trong một cuộc nghiên cứu năm 2008 của YouGov cho Channel 4 kết quả cho thấy ba trên mười thanh niên nói rằng họ cần thêm giáo dục về giới tính và quan hệ.[25]

Tại Scotland, chương trình giáo dục giới tính chính là Healthy Respect, với trọng tâm không chỉ trên các khía cạnh sinh học của việc sinh đẻ mà cả về quan hệ và cảm xúc. Giáo dục về tránh thaicác bệnh lây truyền qua đường tình dục đã được thêm vào chương trình như một cách khuyến khích duy trì sức khoẻ tốt. Tuy nhiên, trước lời từ chối của các trường Cơ đốc về việc giảng dạy chương trình này, một chương trình giáo dục giới tính riêng biệt đã được phát triển riêng cho chúng. Được Chính phủ Scotland hỗ trợ, chương trình Called to Love tập trung trên việc khuyến khích trẻ em trì hoãn việc quan hệ tình dục cho tới hôn nhân, và không đề cập tới trãnh thai, và vì thế là một hình thức của giáo dục giới tính kiêng khem.[26]

Một cuộc điều tra về tình dục của Tổ chức Y tế Thế giới liên quan tới những thói quen của thanh niên châu Âu năm 2006 cho thấy tỷ lệ sinh trong thanh niên 15- tới 19-tuổi tại Anh Quốc là 27.8 trên 1,000 population.[18]

Bắc Mỹ

Hoa Kỳ

Hầu hết học sinh Hoa Kỳ đều nhận được một hình thức giáo dục giới tính ít nhất một lần trong khoảng từ lớp 7 đến lớp 12; nhiều trường bắt đầu đề cập tới một số chủ đề ngay từ lớp 5 hay lớp 6.[27] Tuy nhiên, những điều mà học sinh được thu nhận rất khác biệt, bởi việc quyết định nội dung chương trình rất phân tán. Nhiều bang có luật quy định về nội dung được dạy trong các lớp giáo dục giới tính hay cho phép cha mẹ lựa chọn cho con cái không tham gia. Một số bang trao quyền quyết định cho các trường thuộc các quận riêng biệt.[28]

Ví dụ, một cuộc nghiên cứu năm 1999 của Viện Guttmacher thấy rằng hầu hết các buổi học giáo dục giới tính từ lớp 7 đến lớp 12 đều đề cập tới tuổi dậy thì, HIV, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiêng khem, những rắc rối khi mang thai ở tuổi vị thành niên, và làm sao để chống lại áp lực. Các chủ đề được nghiên cứu khác, như các biện pháp kiểm soát sinh sản và ngăn chặn nhiễm bệnh, khuynh hướng tình dục, lạm dụng tình dục, và thông tin thực tế và đạo đức về phá thai, khác biệt khá lớn.[29]

Hai hình thức chính của giáo dục giới tính được dạy trong các trường Mỹ: toàn diện và chỉ nói về kiêng khem. Giáo dục giới tính toàn diện coi việc kiêng khem là một lựa chọn tích cực, nhưng cũng dạy về tránh thái và tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục khi có hoạt động tình dục. Một cuộc nghiên cứu năm 2002 do Quỹ Gia đình Kaiser tiến hành thấy rằng 58% học sinh phổ thông miêu tả nội dung chương trình giáo dục giới tính của mình là toàn diện.[28]

Giáo dục giới tính kiêng khem nói với trẻ vị thành niên rằng chúng cần kiêng tình dục cho tới khi lập gia đình và không cung cấp thông tin về tránh thai. Trong cuộc nghiên cứu của Kaiser, 34% học sinh các trường trung học nói chủ đề chính tại trường của mình là giáo dục kiêng khem.

Sự khác biệt giữa hai cách tiếp cận, và hiệu quả của chúng trên thái độ của trẻ vị thành niên, vẫn còn là một chủ đề gây tranh cãi. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ mang thai tuổi teen đã giảm từ năm 1991, nhưng một báo cáo năm 2007 cho thấy có sự gia tăng 3% từ năm 2005 tới năm 2006.[30] Từ năm 1991 tới năm 2005, tỷ lệ phần trăm teen nói rằng họ đã từng có quan hệ tình dục hay có hoạt động tình dục hơi giảm.[31] Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn là nước nằm trong số nước có tỷ lệ mang thai tuổi teen cao nhất và cũng có tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục thuộc loại cao nhất trong các nước công nghiệp hoá.[32] Những cuộc thăm dò ý kiến công chúng được tiến hành qua nhiều năm thấy đại đa số người Mỹ muốn có các chương trình giáo dục giới tính toàn diện chứ không phải là các chương trình chỉ nói về kiêng khem, dù những nhà giáo dục kiêng khem gần đây có xuất bản dữ liệu thăm dò với kết luận trái ngược.[33][34][35]

Những người ủng hộ giáo dục giới tính toàn diện, gồm cả Viện Tâm lý Mỹ,[36] Hiệp hội Y tế Mỹ,[37] Hiệp hội các Trường Tâm lý,[38] Viện hàn lâm Nhi khoa,[39] Hiệp hội Sức khoẻ Cộng đồng Mỹ,[40] Hội Y tế Thanh niên[41] and the American College Health Association,[41] cho rằng thái độ tình dục sau tuổi dậy thì là một điều đương nhiên, và vì thế việc tối cần thiết là phải cung cấp thông tin về những nguy cơ và cách giảm thiểu chúng; họ cũng cho rằng việc không cung cấp cho teen những thông tin thực tế đó dẫn tới việc mang thai ngoài ý muốn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Mặt khác, những người ủng hộ chỉ giáo dục kiêng khem cho rằng nội dung giáo dục bao hàm không dạy được cho teen tiêu chuẩn về cách ứng xử đạo đức; họ cho rằng hoạt động tình dục dựa trên nền tảng đạo đức chỉ diễn ra bên trong phạm vi hôn nhân là "lành mạnh và xây dựng" và rằng sự hiểu biệt vô giá trị về thân thể có thể dẫn tới những hoạt động vô đạo đức, không lành mạnh và có hại. Trong thập kỷ qua, chính phủ liên bang đã khuyến khích giáo dục chỉ đề cập tới kiêng khem khi chi hàng tỷ dollar cho các chương trình này.[42] Khoảng 25 bang hiện đang từ chối nguồn vốn cho việc dạy các chương trình giáo dục giới tính toàn diện.[43][44][45][46] Việc cung cấp vốn cho một trong hai chương trình chỉ giáo dục kiêng khem của chính phủ liên bang, Title V, đã được kéo dài chỉ tới ngày 31 tháng 12 năm 2007; Quốc hội hiện đang tranh luận việc có nên tiếp tục cung cấp vốn cho nó sau thời hạn này.[47]

Hiệu quả của sự tăng cường giáo dục chỉ kiêng khem vẫn là một câu hỏi. Tới ngày nay, không có cuộc nghiên cứu đã xuất bản nào về các chương trình giáo dục chỉ kiêng khem cho thấy chúng có những hiệu quả thích hợp và to lớn trên việc làm chậm lại thời điểm quan hệ tình dục.[32] Năm 2007, một cuộc nghiên cứu do Quốc hội Mỹ ra lệnh tiến hành thấy rằng học sinh các trường trung học tham gia vào các chương trình giáo dục chỉ kiêng khem dường như có quan hệ tình dục (và sử dụng biện pháp tránh thai) trong những năm tuổi teen hơn những em không tham gia.[48] Những người ủng hộ chỉ giáo dục kiêng khem cho rằng cuộc nghiên cứu là không chính xác bởi nó quá hẹp và bắt đầu khi nội dung chương trình giáo dục kiêng khem mới còn sơ khai, và rằng các cuộc nghiên cứu khác đã cho thấy những hiệu quả tích cực.[49]

Ước tính hơn một nửa trường hợp nhiễm mới HIV xảy ra trước tuổi 25 và hầu hết đều bị mắc qua quan hệ tình dục không bảo vệ. Theo các chuyên gia về AIDS, nhiều trường hợp mới nhiễm đó xảy ra bởi những người trẻ tuổi không có hiểu biết hay kỹ năng để bảo vệ mình. Để tìm cách giải quyết vấn đề này Hiệp hội Tâm lý Mỹ (APA) đề xuất rằng giáo dục giới tính toàn diện và các chương trình ngăn chặn HIV phải được cung cấp cho thanh niên. Những người trẻ tuổi cần có kiến thức này để bảo vệ mình khỏi HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác nếu họ có quan hệ tình dục. Willenz, Pam.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giáo dục giới tính http://www.sexualityandu.ca/teachers/tools-9.aspx http://bmj.bmjjournals.com/cgi/content/full/324/73... http://www.boston.com/news/nation/articles/2007/04... http://sexperienceuk.channel4.com/teen-sex-survey http://www.chinadevelopmentbrief.com/node/57 http://www.cnn.com/2007/EDUCATION/04/13/abstinence... http://www.google.com/url?sa=t&ct=res&cd=8&url=htt... http://www.ibnlive.com/news/sex-education-on-hold-... http://www.learn4good.com/great_universities/unive... http://www.lovebugmedia.com/ask/ask.html